Assignment được xem là một nội dung quan trọng để đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên hiện nay. Hiểu rõ bản chất và mục đích của assignment là gì sẽ giúp bạn tự tin và hoàn thành chúng tốt hơn. Hãy cùng VietGuru tìm hiểu cách làm assignment một cách nhanh chóng nhé.
1. Assignment là gì?
Vậy assignment là gì? Trong môi trường học tập, assignment thường chỉ các bài tập, bài viết hoặc dự án học thuật mà giáo viên, giảng viên giao cho học sinh, sinh viên. Trong môi trường làm việc, assignment là các công việc hoặc trách nhiệm cụ thể mà một cá nhân được đảm nhận.
Đây là cách đánh giá năng lực học tập của học viên mang hướng chủ động và sáng tạo hơn những hình thức kiểm tra truyền thống như trắc nghiệm hay kiểm tra miệng. Giảng viên dùng assignment để khuyến khích học viên tự tìm hiểu, phân tích, tổng hợp và trình bày kiến thức theo cách riêng của mình.

Assignment là gì?
Để có thể làm được một bài Assignment cần phải có rất nhiều kỹ năng về kiến thức lẫn ngôn ngữ. Chính vì thế mà khi làm bài Assignment các bạn thường mắc phải những sai lầm không đáng có.
2. Các nghĩa phổ biến của từ Assignment
Từ “assignment” trong tiếng Anh có nhiều nghĩa khác nhau tùy vào ngữ cảnh sử dụng. Không chỉ xuất hiện phổ biến trong môi trường học đường, từ này còn được dùng rộng rãi trong công việc, dịch vụ và cả trong các văn bản pháp lý. Sau đây hãy cùng VietGuru tìm hiểu các nghĩa phổ biến của assignment là gì:

Các nghĩa phổ biến của từ Assignment là gì?
2.1. Bài tập/Nhiệm vụ (trong học tập)
Đây là nghĩa phổ biến nhất, thường dùng trong môi trường giáo dục để chỉ các bài tập được giao cho học sinh, sinh viên nhằm đánh giá quá trình học tập.
2.2. Giao việc/Phân công công việc
Trong công việc, “assignment” còn chỉ việc giao nhiệm vụ cụ thể cho một cá nhân hoặc nhóm đảm nhận.
2.3. Sắp xếp/Bố trí (trong khách sạn)
Trong ngành dịch vụ, đặc biệt là khách sạn, “assignment” dùng để nói đến việc bố trí phòng cho khách.

“Assignment” dùng để nói đến việc bố trí phòng
2.4. Chuyển giao/Nhượng lại
“Assignment” cũng có thể mang ý nghĩa pháp lý, chỉ việc chuyển nhượng quyền lợi, tài sản hoặc hợp đồng từ người này sang người khác.
3. Lợi ích khi học sinh, sinh viên làm Assignment
Assignment đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của sinh viên. Chúng không chỉ giúp đánh giá kiến thức một cách hiệu quả mà còn giúp sinh viên rèn luyện nhiều kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp tương lai.

Tại sao assignment quan trọng trong học tập?
3.1. Phát triển kỹ năng nghiên cứu và tư duy phản biện
Assignment là gì nếu không phải là một cơ hội tuyệt vời để sinh viên rèn luyện kỹ năng nghiên cứu và tư duy phản biện? Khi được giao một bài assignment, học viên cần tìm hiểu, phân tích và tổng hợp những thông tin từ nhiều nguồn. Sau đó họ phải suy nghĩ, phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận về vấn đề được đặt ra. Đây là quá trình giúp học viên phát triển khả năng tư duy độc lập, khả năng phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề một cách logic và sáng tạo.
Thông qua việc thực hiện assignment, học viên có thể rèn được kỹ năng sàng lọc thông tin, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin từ những nguồn uy tín. Việc này giúp họ hình thành khả năng tư duy phản biện, đưa ra những lập luận có cơ sở, phân tích những vấn đề một cách logic và có hệ thống.
3.2. Tạo thói quen và nâng cao khả năng lập kế hoạch
Việc học sinh, sinh viên thường xuyên làm các bài assignment không chỉ làm tăng kỹ năng nghiên cứu mà còn hình thành thói quen lập kế hoạch một cách khoa học. Khi đối mặt với deadline, học viên cần phải phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý để hoàn thành assignment đúng hạn.

Tạo thói quen và nâng cao khả năng lập kế hoạch
Theo thời gian, học viên sẽ rèn được tính kỷ luật, khả năng sắp xếp công việc hợp lý và kiểm soát tiến độ hiệu quả. Kỹ năng lập kế hoạch không chỉ hỗ trợ trong học tập mà còn là nền tảng quan trọng giúp các bạn thích nghi và thành công trong môi trường làm việc chuyên nghiệp sau này.
3.3. Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục là giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Assignment là gì nếu không phải là một cầu nối giúp lý thuyết có thể áp dụng vào những tình huống thực tế?
Thông qua việc làm assignment, sinh viên có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế, đồng thời phát hiện ra những lỗ hổng trong kiến thức của mình, từ đó có động lực tiếp thu thêm kiến thức mới.
Ví dụ, khi sinh viên được giao assignment về việc thiết kế một chiến dịch marketing cho một sản phẩm mới, họ sẽ phải áp dụng những kiến thức về marketing, quảng cáo, phân tích thị trường, v.v. để hoàn thành assignment đó. Quá trình này giúp họ hiểu rõ hơn về cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đồng thời phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên ngành của mình.
3.4. Phát triển kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
Nhiều assignment yêu cầu sinh viên làm việc nhóm, trao đổi, thảo luận, hợp tác với nhau để cùng hoàn thành mục tiêu chung. Việc này giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giải quyết xung đột.
Thông qua các buổi thảo luận nhóm, trình bày ý kiến, sinh viên học cách thể hiện quan điểm của mình một cách rõ ràng, thuyết phục, đồng thời học cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Các kỹ năng này không chỉ quan trọng trong môi trường học tập mà còn là những kỹ năng cần thiết cho sự thành công trong công việc và cuộc sống.

Phát triển kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
3.5. Luôn chủ động trong các kỳ thi quan trọng
Làm assignment đều đặn rèn cho sinh viên khả năng tự học và củng cố kiến thức theo từng chủ đề, giúp quá trình ôn thi trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Từ đó, các bạn luôn ở trong trạng thái sẵn sàng, chủ động trước các kỳ thi quan trọng.
Việc đã quen với tư duy phân tích, tổng hợp thông tin và trình bày logic cũng giúp sinh viên xử lý đề thi nhanh gọn, tự tin hơn, làm giảm căng thẳng và nâng cao thành tích một cách rõ rệt.
4. Cách làm Assignment hiệu quả nhất chi tiết từ A đến Z
Sau khi đã tìm hiểu assignment là gì, ý nghĩa cũng như lợi ích của chúng, thì việc viết assignment hiệu quả cũng là một phần vô cùng quan trọng, đòi hỏi bạn phải có phương pháp và kỹ năng phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu 8 bước sau đây để chinh phục các assignment và đạt được điểm số cao nhất.

8 bước làm assignment hiệu quả
4.1. Bước 1: Chọn chủ đề cho bài viết Assignment
Cũng giống những bài luận văn, bước này được xem là bước mấu chốt và quan trọng, cần sinh viên cân nhắc thật kỹ lưỡng. Nếu bạn chọn được đề tài sớm thì bạn sẽ có thêm nhiều thời gian để viết assignment và chỉnh sửa lại sau đó.
Để chọn được chủ đề thích hợp, sinh viên cần chú ý những điều sau:
- Liệt kê những chủ đề mà bạn yêu thích và phù hợp với ngành học của bạn
- Chọn một chủ đề có phạm vi vừa phải, không quá rộng. Ví dụ: Thay vì chọn chủ đề quá rộng như “Biến đổi khí hậu toàn cầu”, bạn có thể thu hẹp lại thành “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long”. Với phạm vi cụ thể hơn, bạn sẽ dễ dàng tìm tài liệu, phân tích sâu và trình bày rõ ràng từng khía cạnh liên quan, thay vì chỉ lướt qua một cách chung chung.
- Chú ý về những vấn đề đang nổi cộm, được nhiều người quan tâm. Nếu chọn những chủ đề này sẽ giúp bài assignment của bạn ghi được ấn tượng tốt hơn đối với giảng viên.
- Nếu bạn bị bí đề tài, bạn có thể nhờ giảng viên hướng dẫn gợi ý để việc lựa chọn diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
4.2. Bước 2: Phân tích đề bài
Để bài assignment đi đúng hướng, tránh lạc đề làm ảnh hưởng đến kết quả, bạn cần đọc kỹ câu hỏi nhiều lần, rồi suy nghĩ về mục tiêu và ý tưởng đề bài. Bạn cũng có thể hỏi giảng viên hướng dẫn khi có điều gì chưa rõ.

Phân tích đề bài
4.3. Bước 3: Viết dàn ý Assignment (Outline assignment)
Sau khi xác định rõ yêu cầu, bạn cần lên kế hoạch cụ thể cho việc viết assignment. Bước này giúp bạn sắp xếp các ý tưởng một cách logic và đảm bảo bài viết có cấu trúc rõ ràng, mạch lạc. Bạn có thể sử dụng sơ đồ tư duy hoặc dàn ý để sắp xếp các ý tưởng, luận điểm và bằng chứng. Dàn ý giúp bạn tổ chức thông tin một cách khoa học, đảm bảo bài viết có cấu trúc hợp lý, dễ đọc, dễ hiểu và dễ theo dõi. Cấu trúc bài viết cần đảm bảo sự thống nhất và liên kết giữa các phần, từ phần mở bài, thân bài đến kết bài.
4.4. Bước 4: Viết câu chủ đề (Thesis Statement)
Mỗi bài assignment là một chủ đề riêng biệt, và điều quan trọng nhất là bạn phải trình bày sao cho người đọc hiểu rõ chủ đề mà bạn đang nói đến. Tránh viết lan man khiến người đọc cảm thấy rối rắm, đọc xong vẫn không hiểu bạn đang viết về điều gì.
Câu chủ đề đóng vai trò định hướng nội dung bài viết, thường được đặt ở đầu hoặc cuối bài assignment:
- Nếu đặt ở đầu bài sẽ khiến người đọc dễ dàng nắm bắt chủ đề ngay từ đầu, tiết kiệm thời gian cho người chấm.
- Nếu bạn đặt ở cuối bài thì hãy chắc rằng bài viết của bạn có sự liên kết chặt chẽ, logic và đủ hấp dẫn để dẫn người đọc đến kết luận một cách tự nhiên.
Khi viết câu chủ đề, cần lưu ý:
- Ngắn gọn: Tóm gọn nội dung chính.
- Rõ ràng: Tránh dùng từ ngữ mơ hồ, đa nghĩa hoặc quá học thuật.
- Cụ thể: Bám sát đề bài, tránh lan man, lạc đề.

Viết câu chủ đề
4.5. Bước 5: Viết phần mở đầu (Introduction paragraph)
Phần mở đầu là một trong những phần quan trọng nhất của một bài assignment. Đây chính là phần bạn có thể tạo ấn tượng mạnh với người đọc, vì vậy cần lựa chọn cách mở bài thật súc tích và thu hút.
Một số điều cần lưu ý khi viết câu mở đầu:
- Tránh viết dài dòng, lan man hoặc lạc đề.
- Không sử dụng câu cảm thán hay câu hỏi.
- Câu chủ đề nên là một câu khẳng định rõ ràng, đầy đủ chủ – vị và phản ánh đúng nội dung chính của bài viết.
4.6. Bước 6: Viết phần thân bài (Body paragraphs)
Số đoạn trong phần thân bài của một bài assignment có thể khác nhau, tùy theo dạng bài và yêu cầu cụ thể. Tuy nhiên, một bài assignment hoàn chỉnh thường gồm từ 2 đến 5 đoạn để làm rõ chủ đề chính.
Một số điều cần lưu ý khi viết phần thân bài:
- Mỗi đoạn văn nên trình bày một luận điểm cụ thể nhằm làm sáng tỏ câu chủ đề.
- Mỗi luận điểm cần được hỗ trợ bởi các luận cứ rõ ràng, nhằm giải thích và làm rõ ý.
- Sau mỗi luận cứ nên có ít nhất một ví dụ minh họa để người đọc dễ hiểu và dễ hình dung nội dung bạn trình bày.
- Các đoạn trong phần thân bài cần liên kết chặt chẽ với nhau, đảm bảo tính logic và thống nhất với mạch văn chung của bài viết.
4.7. Bước 7: Viết phần kết luận Assignment (Conclusion paragraph)
Phần mở đầu và phần kết luận được xem là hai yếu tố then chốt quyết định sức hút của một bài viết.
Thậm chí, phần kết luận đôi khi còn đóng vai trò quan trọng hơn. Nếu phần mở đầu chưa thực sự tạo được ấn tượng, thì phần kết luận chính là cơ hội cuối cùng để bạn ghi điểm với người đọc. Một kết luận ấn tượng có thể cứu vãn toàn bộ bài viết.
Một số điều cần lưu ý khi viết kết luận:
- Không nên đưa thêm bất kỳ ý tưởng hay lập luận mới nào, tránh làm rối nội dung.
- Hãy viết ngắn gọn, súc tích và tạo cảm xúc, để lại dấu ấn trong lòng người đọc.

Viết phần kết luận
4.8. Bước 8: Kiểm tra và chỉnh sửa
Sau khi hoàn thành việc viết, bạn cần dành thời gian để kiểm tra và chỉnh sửa lại bài viết. Kiểm tra ngữ pháp, chính tả, dấu câu, lỗi sai chính tả, v.v. Hãy đọc lại bài viết một vài lần để kiểm tra tính mạch lạc, logic và sự rõ ràng của bài viết. Nhờ bạn bè hoặc người thân đọc bài viết và đưa ra ý kiến đóng góp để cải thiện bài viết.
5. Mẹo viết Assignment có nội dung chất lượng
Sau khi bạn đã biết về assignment là gì, lợi ích khi viết assignment thường xuyên, cách để viết assignment hiệu quả, thì tiếp đây VietGuru sẽ chia sẻ 3 mẹo viết assignment với nội dung chất lượng:

Mẹo viết assignment chất lượng
5.1. Dùng hệ thống các ví dụ một cách phong phú
Khi nghiên cứu và viết nội dung cho bài assignment, bạn đừng quên sử dụng ví dụ minh họa để làm rõ các luận điểm. Những ví dụ phù hợp sẽ giúp bài assignment của bạn trở nên thuyết phục hơn và có thể là yếu tố ghi điểm quan trọng.
Tuy nhiên, cần lưu ý khi lựa chọn và sử dụng ví dụ:
- Tránh lạm dụng: Việc chèn quá nhiều ví dụ có thể khiến bài viết rối rắm, mất đi sự mạch lạc và lệch khỏi mục tiêu ban đầu.
- Tránh ví dụ không liên quan: Những ví dụ không hỗ trợ cho luận điểm sẽ dễ dẫn đến tình trạng lạc đề.
5.2. Tránh tình trạng Assignment bị lạc đề
Nếu assignment bị lạc đề thì toàn bộ công sức của bạn sẽ trở nên vô ích. Vì vậy, điều quan trọng nhất là đảm bảo bài viết luôn bám sát yêu cầu đề bài. Để làm được điều này, bạn cần thực sự hiểu câu hỏi và xác định rõ mình cần làm gì.
Để bài assignment tránh lạc đề, bạn cần:
- Đọc kỹ đề bài nhiều lần, suy nghĩ cẩn thận để xác định đúng hướng triển khai và phát triển ý tưởng phù hợp.
- Nếu cảm thấy mơ hồ hoặc chưa rõ, đừng ngần ngại hỏi giảng viên hướng dẫn để được giải thích.
- Một bài viết ngắn gọn nhưng đi đúng trọng tâm vẫn có giá trị hơn nhiều so với bài viết dài dòng, lan man, không đúng hướng.

Tránh assignment lạc đề
5.3. Nghiên cứu thêm các kiến thức bên ngoài
Khi viết assignment, bên cạnh việc vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học, bạn còn cần chủ động tìm hiểu và nghiên cứu thêm từ nhiều nguồn khác nhau.
Để bài assignment của mình đạt điểm cao, bạn nên:
- Dành nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng.
- Khai thác sâu về môn học để có góc nhìn mới mẻ.
- Tìm kiếm và phát triển những ý tưởng độc đáo so với số đông.
Một bí quyết dành cho bạn chính là đọc thật nhiều. Việc đọc nhiều sẽ giúp bạn tích lũy và chắt lọc kiến thức, từ đó hình thành hiểu biết riêng của mình – đây chính là nền tảng để bạn tạo ra một bài viết chất lượng và thuyết phục.
6. Cách trình bày Assignment mạch lạch đúng chuẩn
Ngoài việc trau chuốt về nội dung, thì phần trình bày cũng là một trong những điểm cộng mà bạn cần chú ý để tạo ấn tượng cho người đọc. Dưới đây là một số tiêu chí về cách trình bày đúng chuẩn:

Cách trình bày assignment đúng chuẩn
6.1. Hình thức mạch lạc
Một bài assignment có hình thức trình bày mạch lạc sẽ tạo ấn tượng tốt và là một điểm cộng quan trọng. Bạn nên trình bày bài viết một cách rõ ràng, dễ nhìn để người đọc dễ theo dõi nội dung.
Cấu trúc bài viết cần được chia rõ ràng thành ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.
Đối với những bài assignment yêu cầu nêu quan điểm hoặc ý kiến cá nhân, bạn nên nêu rõ lập trường (đồng ý hay không, từng trải qua hay chưa…) ngay trong phần mở đầu. Các đoạn tiếp theo sẽ dùng để lý giải, chứng minh cho quan điểm đó.
Ngoài ra, ở mỗi đoạn văn bạn nên lùi đầu dòng. Điều này không chỉ giúp bài viết trông dễ nhìn hơn mà còn thể hiện sự chỉn chu trong cách trình bày.
6.2. Đúng ngữ pháp và chính tả
Ngữ pháp và chính tả là yếu tố cực kỳ quan trọng trong bài assignment. Một số giảng viên rất nghiêm khắc với lỗi chính tả và có thể trừ điểm nặng nếu bạn mắc phải. Vì vậy, hãy luôn kiểm tra kỹ bài viết trước khi nộp để tránh những sai sót không đáng có.

Đúng ngữ pháp chính tả
6.3. Bố cục chặt chẽ, hợp lý
Bố cục chặt chẽ thể hiện rõ nhất ở phần thân bài. Các luận điểm cần được sắp xếp hợp lý và có sự liên kết logic với nhau. Mỗi luận điểm nên đi kèm với các luận cứ cụ thể để làm rõ và củng cố ý chính.
Ngoài ra, việc sử dụng phép phản biện sẽ giúp bài viết của bạn sâu sắc và được giảng viên đánh giá cao hơn, vì nó cho thấy bạn đã nghiên cứu kỹ và có cái nhìn đa chiều về vấn đề.
Ví dụ, bạn có thể thừa nhận rằng “mạng xã hội mang lại lợi ích trong việc kết nối và chia sẻ thông tin”, nhưng sau đó phản biện rằng “tuy nhiên, nếu không kiểm soát thời gian sử dụng, chính những lợi ích này có thể biến thành nguyên nhân gây ra áp lực tâm lý.”
6.4. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo
Trích dẫn tài liệu tham khảo là yêu cầu bắt buộc trong bài assignment. Việc này không chỉ thể hiện bạn có nghiên cứu nghiêm túc mà còn giúp bài viết tránh vi phạm bản quyền và tăng tính thuyết phục.
Những thông tin trích dẫn thường bao gồm:
- Tên sách, tên bài báo hoặc tên tài liệu được tham khảo
- Tên tác giả, người biên tập hoặc tổ chức chịu trách nhiệm (hoặc tên trang web)
- Năm xuất bản hoặc năm mà thông tin được đăng tải

Trích dẫn tài liệu tham khảo
Hầu hết các bài assignment đều cần sử dụng tài liệu tham khảo, vì rất ít bài viết từ đầu đến cuối đều dựa trên kiến thức cá nhân. Trích dẫn không chỉ giúp người chấm hiểu rõ bạn đang dựa vào nguồn nào, mà còn thể hiện sự trung thực trong học thuật và đảm bảo bài viết không vi phạm bản quyền.
7. Tạm kết
Nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ hoặc viết thuê assignment một cách chuyên nghiệp, đúng chuẩn học thuật, đừng ngần ngại liên hệ VietGuru – đơn vị uy tín hàng đầu luôn đồng hành cùng bạn trên con đường học tập.
Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn không chỉ hiểu rõ assignment là gì, mà còn nắm được cách trình bày và triển khai một bài assignment hiệu quả, mạch lạc và đạt điểm cao. Chúc bạn học tốt và hoàn thành mọi bài viết một cách xuất sắc!